- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Được chẩn đoán mắc đái tháo đường type 2 có thể là cú sốc với nhiều người
Đái tháo đường: Đường huyết luôn ổn định thì có bị biến chứng không?
Kháng insulin gây đái tháo đường type 2: Nhiều người không biết mình đang mắc phải
Tinh chất lá xoài giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết
Tại sao HbA1c ổn định mà đường huyết lại tăng giảm thất thường?
Không nên đổ lỗi cho chính bản thân mình
Bạn nên biết rằng, đái tháo đường type 2 phát triển do sự kết hợp của nhiều yếu tố như phong cách sống (chế độ ăn, tập thể dục, căng thẳng, chất lượng giấc ngủ) và yếu tố di truyền. Nhiều người cho rằng đái tháo đường type 2 là kết quả của tình trạng thừa cân, béo phì, nhưng không phải ai bị béo phì cũng mắc đái tháo đường type 2 (và ngược lại).
Nhìn vào bản chất vấn đề, đái tháo đường type 2 xảy ra do tình trạng đề kháng insulin, cũng như cơ thể sản sinh quá ít insulin so với lượng cần thiết. Những vấn đề này có thể khiến đường huyết tăng cao, về lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh… Do đó, việc điều trị đái tháo đường type 2 sẽ bao gồm cả chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và dùng thuốc để khắc phục tình trạng đề kháng insulin trong cơ thể, kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Bạn cần có biện pháp kiểm soát bệnh ngay sau khi được chẩn đoán
Kiểm soát đường huyết là điều quan trọng nhất với người bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường type 2 không phải một bệnh cấp tính, tuy nhiên chúng vẫn đòi hỏi sự chú ý của bạn ngay lập tức. Càng để lâu, lượng đường huyết tăng cao có thể phá hỏng hệ thần kinh, mạch máu, ảnh hưởng tới các cơ quan quan trọng như tim, mắt, thận.
Có kế hoạch kiểm soát đường huyết, kiểm soát nồng độ cholesterol, huyết áp và cân nặng ngay lập tức sẽ giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng đái tháo đường. Nên nhớ, chỉ cần giảm được vài cân thôi đã có thể giúp bạn khắc phục tình trạng kháng insulin, kiểm soát đường huyết tốt hơn rất nhiều.
Hiểu rằng đái tháo đường type 2 là bệnh tiến triển dần theo thời gian
Khi được chẩn đoán bệnh, người bệnh đái tháo đường đã mất tới 50% các tế bào beta (các tế bào trong tuyến tụy tạo ra insulin). Người bệnh đái tháo đường type 2 cũng thường bị kháng insulin, nghĩa là cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả. Ban đầu bạn có thể kiểm soát bệnh nhờ chế độ ăn uống và tập thể dục, tuy nhiên khi chức năng của các tế bào beta suy giảm, bạn sẽ khó kiểm soát đường huyết hơn.
Trong trường hợp này, bạn có thể cần dùng một số loại thuốc kết hợp như Metformin, insulin… để đảm bảo chức năng của các tế bào beta, kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể chất thường xuyên, khoảng 30 phút/ngày có thể giúp hạ đường huyết, giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, đồng thời cải thiện nồng độ cholesterol trong cơ thể. Người bệnh đái tháo đường nên tham gia các bài tập vừa sức như đi bộ, tập yoga, bơi lội…
Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Diatribe)
Bình luận của bạn